Diễn đàn tổng hợp công nghệ sức khỏe tài chính phụ nữ làm đẹp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chửa trứng (Thai trứng) là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Go down

Chửa trứng (Thai trứng) là gì? Triệu chứng và cách điều trị Empty Chửa trứng (Thai trứng) là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Bài gửi by ipreg Thu May 20, 2021 10:56 am

Chửa trứng (hay thai trứng) – Căn bệnh tưởng như lành tính nhưng lại gây ra nhiều nguy hiểm nếu người bệnh không hiểu rõ về nó. Vậy chửa trứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng như thế nào? Làm sao để điều trị chửa trứng thành công? Bạn đọc hãy cùng iPREG tìm hiểu thông tin chi tiết qua những tư vấn của bác sĩ Trần Thành Nam.
Chửa trứng là gì?
Chửa trứng là căn bệnh xuất phát từ thai nghén. Tế bào nuôi gai nhau phát triển bất thường tạo nên những túi dịch nhầy. Những túi đầy dịch này không thông với nhau thai mà lại kết dính vào nhau như trứng ếch.
Trên thực tế, thai trứng rất lành tính và không quá nguy hiểm nếu chữa trị kịp thời. Thai trứng về bản chất không phải là một bào thai như bình thường. Nhưng người mắc bệnh vẫn có hiện tượng thai nghén.
Nếu bệnh nhân không điều trị thai trứng thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí, thai trứng còn có một số biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Đó là lý do vì sao chị em không nên bỏ qua căn bệnh này để có cách chữa trị tốt nhất.
Xem thêm: https://ipreg.vn/benh-viem-gan-b.html
Chửa trứng (Thai trứng) là gì? Triệu chứng và cách điều trị Chua-t10
Các loại chửa trứng thường gặp
Chửa trứng đại thể
Chửa trứng đại thể là hiện tượng gai rau thoái hóa thành những túi nước kết dính với nhau thai. Tùy mức độ thoái hóa của gai rau mà thai trứng đại thể được chia làm 2 loại như sau:
• Chửa trứng hoàn toàn: Là tình trạng các gai rau đã thoái hóa hoàn toàn. Thai trứng toàn phần không hề có sự tồn tại của thai nhi trong tử cung.
• Chửa trứng bán phần: Lúc này, trong tử cung vẫn có một phần thai nhi. Phần còn lại là gai rau đã thoái hóa thành túi nước.
Thai trứng vi thể
Thai trứng vi thể cũng được chia làm 2 loại khác biệt:
• Thai trứng lành tính: Với thai trứng lành tính thì sức khỏe của người bệnh sẽ được đảm bảo. Nghĩa là lớp hợp bào chưa bị phá vỡ và lớp đơn vào vẫn chưa ăn vào tử cung.
• Thai trứng ác tính: Tình trạng khá nặng, gây nguy hiểm cho người bệnh. Lúc này, lớp hợp bào đã bị phá vỡ, lớp đơn bào xâm lấn và ăn sâu vào tử cung. Thậm chí, lớp đơn bào còn ăn thủng tử cung gây chảy máu trong ổ bụng rất nguy hiểm.
Nguyên nhân bệnh chửa trứng
Trong quá trình tinh trùng và trứng thụ tinh, nếu xuất hiện những sự cố bất thường sẽ tạo nên thai trứng. Nghĩa là, tế bào gai rau phát triển nhanh chóng trong khi các mao mạch rốn và mô liên kết phát triển không đồng đều. Điều này dẫn đến các tế bào gai rau bị thoái hóa, phù nề.
Lúc này, những túi đầy dịch sẽ được tạo thành, kết dính vào nhau thai theo hình dáng chùm nho. Những túi dịch này sẽ lấn át buồng tử cung và tạo nên một khối u. Người ta gọi đó là thai trứng. Bạn đã hiểu rõ nguyên nhân của thai trứng rồi chứ? Hãy cùng iPREG tìm hiểu kỹ hơn về triệu chứng của căn bệnh này nhé.
Một số triệu chứng của bệnh thai trứng
Trễ kinh
Mặc dù chửa trứng có thể không xuất hiện bất kỳ bào thai nào, nhưng thai trứng vẫn hình thành một khối u trong tử cung. Điều này sẽ khiến chị em bị trễ kinh giống như đang mang thai. Thời gian trễ kinh có thể là vài tuần, sau đó chuyển đến giai đoạn rong huyết.
Rong huyết
Sau khi bị trễ kinh vài tuần, triệu chứng rong huyết sẽ xuất hiện. Máu âm đạo khi chị em bị thai trứng sẽ ra nhiều nhiều hoặc ít tùy cơ địa từng người. Thông thường, máu sẽ có màu đen sẫm, loãng và chảy kéo dài trong vòng nhiều ngày. Cũng có trường hợp máu có màu đỏ tươi và giống như khi chị em hành kinh.
Chửa trứng (Thai trứng) là gì? Triệu chứng và cách điều trị Dau-hi12
Không nghe tim thai
Thai trứng là hiện tượng xuất hiện các túi dịch trong tử cung. Đó là lý do khi siêu âm, chị em sẽ không nghe được tim thai. Và tất nhiên, cần có biện pháp điều trị kịp thời để loại bỏ thai trứng và bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Thiếu máu
Tình trạng thiếu máu sẽ gặp ở những bệnh nhân bị thai trứng toàn phần. Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy chóng mặt, đau đầu, cơ thể mất sức, mất ngủ. Thậm chí, nhiều ghi nhận bệnh nhân còn lên cơn tiền sản giật rất nguy hiểm.
Hơn nữa, để loại bỏ thai trứng toàn phần thì những biện pháp như nạo hút hay cắt bỏ tử cung cũng khiến chị em mất một lượng máu nhất định. Do đó, sau khi điều trị chị em nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để lấy lại sức khỏe.

Cách điều trị bệnh chửa trứng
Chửa trứng được điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau. Chị em có thể tham khảo một số cách điều trị hiệu quả ngay dưới đây.
Nạo hút thai trứng
Khi đã phát hiện chửa trứng, chị em cần được nạo hút thai trứng ngay. Nếu để thai trứng ở trong tử cung lâu sẽ gây ra nhiều mối nguy hại cho người bệnh.
Phương pháp nạo hút thai trứng sẽ được thực hiện theo các bước:
• Hút trứng: Bác sĩ sẽ dùng máy hút áp lực âm để đảm bảo thời gian hút nhanh. Đồng thời, với phương pháp hút trứng này thì máu sẽ chảy ít và đỡ đau hơn.
• Truyền dung dịch: Sau khi hút trứng, bác sĩ sẽ tiến hành truyền dung dịch. Dung dịch được dùng sẽ có vị mặn hoặc ngọt đẳng trương pha oxytocin. Quá trình truyền dung dịch giúp tử cung co bóp, phục hồi và cầm máu.
• Kháng sinh: Tiếp đến, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng vết thương.
• Nạo lại: Để tránh tình trạng sót gai rau thì bác sĩ sẽ nạo lại sau 2–3 ngày. Cuối cùng là bệnh nhân sẽ được chuyển đến tổ chức sau nạo để tiền hành giải phẫu.
Phẫu thuật cắt tử cung
Khi cắt tử cung, chị em sẽ mất đi thiên chức làm mẹ. Đó là lý do phương pháp này chỉ dùng cho trường hợp thai trứng ác tính. Hoặc phụ nữ trên 40 tuổi, không có ý định sinh con sẽ được chỉ định cắt bỏ tử cung.
Dù điều trị theo phương pháp nào thì chị em cũng nên lưu ý một số vấn đề cần thiết. Bởi sau điều trị nếu không kiêng cữ thì cơ thể rất khó phục hồi.
Sau chửa trứng bao lâu có thể mang thai lại?
Khát khao làm mẹ luôn luôn hiện hữu trong trái tim người phụ nữ. Đặc biệt là những chị em đã mắc chửa trứng và “mừng hụt” khi nhầm tưởng mang thai. Và câu hỏi nhiều người đặt ra là sau chửa trứng bao lâu có thể mang thai trở lại?
Bệnh nhân sau khi điều trị thai trứng, nên có biện pháp tránh thai an toàn trong vòng ít nhất là 1 năm. Nếu muốn có thai trở lại, bệnh nhân cần được theo dõi từ thường xuyên. Khi sức khỏe ổn định thì sau 1 năm, bệnh nhân hoàn toàn có thể mang thai lại.
Trong lần mang thai này, chị em nhớ cẩn thận và thăm khám sớm. Việc này sẽ giúp phát hiện nhanh những bất thường khi mang thai. Tất nhiên, theo dõi tình trạng thai nghén đầy đủ cũng là điều nên làm.
Hi vọng với những thông tin về bệnh chửa trứng như trên chị em sẽ hiểu hơn về bệnh. Đồng thời biết cách xử lý và thăm khám sớm để kịp thời điều trị. Bệnh chửa trứng sau khi chữa khỏi hoàn toàn có thể mang thai lại nên chị em hãy yên tâm điều trị nhé.


ipreg

Tổng số bài gửi : 135
Join date : 27/01/2021

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết