Diễn đàn tổng hợp công nghệ sức khỏe tài chính phụ nữ làm đẹp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Viêm gan B: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Go down

Viêm gan B: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Empty Viêm gan B: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bài gửi by ipreg Sat May 15, 2021 3:23 pm

Viêm gan B là gì? Nguyên nhân, triệu trứng, xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B ra sao? Hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây. Hiểu được nguyên nhân, bạn sẽ có được cách điều trị và phòng tránh tốt nhất. Qua đó giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực mà viêm gan B gây ra.
Xem thêm: https://ipreg.vn/benh-rubella.html
Bệnh viêm gan B là gì?
Theo thông tin của WHO – Hepatitis B, trên thế giới hiện nay có đến 400 triệu người mắc bệnh viêm gan B mãn tính. Riêng tại Việt Nam, số người nhiễm virus HBV chiếm khoảng 15 – 20% dân số. Viêm gan B có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Virus viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như: suy gan, sơ gan thậm chí ung thư gan. Nếu đối tượng mắc bệnh là người trưởng thành, có thể phát hiện sớm để điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh, bệnh lý này rất khó phát hiện nên hầu như không thể điều trị dứt điểm.
Viêm gan B: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Benh-v10
Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B
Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B được xác định do virus HBV (Hepatitis B Virus) hình cầu, có vỏ bao quanh là lipoprotein chứa kháng nguyên bề mặt HBsAg. Virus HBV tồn tại với 8 dạng kháng nguyên khác nhau, người bệnh cần phân biệt được mình mắc bệnh ở dạng kháng nguyên nào để có hướng điều trị tốt nhất nhất.
Virus HBV có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3–6 tháng. Trong đó, thời gian đầu virus sẽ gây ra bệnh viêm gan B cấp tính. Giai đoạn này cơ thể hoàn toàn có thể chống lại bệnh nhưng nếu sức đề kháng yếu, không miễn dịch được thì sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Nhiều trường hợp không được điều trị kịp thời còn gặp một số biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm gan B lây qua đường nào?
Virus viêm gan B có cơ chế lây nhiễm khá giống HIV. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy, với những tính chất đặc thù virus viêm gan B được đánh giá nguy hiểm hơn hẳn virus HIV trong nhiều phương diện như:
• Thời gian tồn tại ngoài không khí lâu: Khác hẳn HIV chỉ tồn tại trong chủ thể, virus HBV có thể duy trì sự sống ở môi trường ngoài trong thời gian 1 tháng.
• Khả năng lây nhiễm cao: Theo các báo cáo, khả năng lây nhiễm của virus HBV gấp 100 lần HIV. Chủ yếu lây nhiễm qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con.
Con đường lây nhiễm chính
Theo bác sĩ Nam, có 3 con đường lây nhiễm viêm gan B chính bao gồm:
• Lây qua đường máu: Nếu tiếp xúc với máu của người bệnh thì tỉ lệ nhiễm viêm gan B rất cao. Do đó, bạn cần lưu ý một số trường hợp: Vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm bệnh. Dùng chung đồ vệ sinh cá nhân gồm: bàn chải, dao cạo râu, chung kim để xăm mình, chích ma túy hay đơn giản là xỏ lỗ tai.
• Lây từ mẹ sang con: Trong thời gian mang thai, mẹ bị nhiễm virus HBV thì tỉ lệ lây bệnh cho con rất cao. Theo ước tính, 3 tháng đầu tỉ lệ lây nhiễm và 1%, 3 tháng giữa là 10% và có thể tăng lên 60 – 70% ở 3 tháng cuối thai kỳ. Đặc biệt, nếu sau khi sinh không có biện pháp can thiệp hiệu quả, tỉ lệ lây nhiễm có thể lên tới trên 90%.
• Lây qua đường tình dục: Những vết xước nhỏ khi quan hệ cũng là nguyên nhân lây bệnh viêm gan B mà bạn không nên bỏ qua. Nếu bị bệnh, hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.
Triệu chứng bệnh viêm gan B
Tùy vào từng giai đoạn để nhận biết rõ nhất triệu chứng viêm gan B. Cụ thể:
• Giai đoạn cấp tính: Một số triệu chứng của cơ thể bị viêm gan B cấp tính bạn không nên bỏ qua gồm: vàng da và mắt, nước tiểu có màu đậm hơn bình thường, mệt mỏi, thường xuyên buồn nôn và đau bụng. Những biểu hiện này có thể kéo dài vài tuần và rất khó chịu.
• Giai đoạn mãn tính: Người bệnh thường xuyên mệt mỏi, đau tức vùng gan, chán ăn, mắt vàng, ngứa,.… Tuy nhiên, những biểu này lại không rõ ràng và bệnh chỉ được phát hiện khi xét nghiệm máu. Điều này dẫn đến tình trạng bệnh nhân không biết mình mắc virus HBV và có nguy cơ gặp biến chứng như: xơ gan, ung thư gan.
Viêm gan B: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Trieu-10
Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm gan B
• Suy giảm chức năng gan
• Gan nhiễm mỡ
• Xơ gan
• Ung thư gan
Tìm hiểu những thông tin về viêm gan B khi mang thai
Tỉ lệ lây bệnh cho thai nhi
• 3 tháng đầu: Trong tam cá nguyệt thứ nhất, tỉ lệ mẹ truyền virus HBV cho con chỉ chiếm 1%.
• 3 tháng giữa: Tỉ lệ mẹ truyền mầm bệnh lên đến 10%.
• 3 tháng cuối: Đây là giai đoạn nguy hiểm, tỉ lệ mẹ truyền bệnh cho thai nhi rất cao, chiếm đến 60% – 70%.
• Sau khi sinh: Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, tỉ lệ lây nhiễm lên tới trên 90%.
Mẹ bầu bị viêm gan B có nguy hiểm không?
Nhiễm virus HBV trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Cụ thể:
• Ảnh hưởng đến mẹ: Chức năng gan suy yếu, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn. Tình trạng chán ăn ở mẹ bầu khiến sức khỏe không ổn định, tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Thậm chí mẹ bầu còn đối mặt với tình trạng sinh non, sảy thai ngoài ý muốn.
• Ảnh hưởng đến bé: Ngoài tỉ lệ nhiễm bệnh từ mẹ thì thai nhi còn gặp nguy cơ thiếu cân sau sinh, bị bệnh vàng da, tổn thương gan trong giai đoạn bào thai.
Tiêm phòng viêm gan B
Tiêm phòng cho người lớn
Trước khi quyết định tiêm vacxin viêm gan B thì bạn cần làm xét nghiệm máu để xác định trong cơ thể có virus HBV hay kháng thể không. Nếu kết quả là âm tính thì bác sĩ sẽ tiến hành tiêm phòng 3 mũi sau:
• Mũi 1: Tiêm ngay sau khi xét nghiệm máu âm tính với virus HBV.
• Mũi 2: Sau khi tiêm mũi 1 được 1 tháng thì sẽ tiến hành tiêm mũi 2.
• Mũi 3: Tiến hành sau khi tiêm mũi 1 được 6 tháng.
Tiêm phòng cho trẻ em
Trẻ sơ sinh sẽ được tiêm một mũi ngừa viêm gan B sau 24 giờ sinh. Riêng đối với trẻ có mẹ bị nhiễm virus HBV, bé được tiêm một mũi kháng thể ngay trong 12–24 giờ đầu sau sinh. Trẻ được 15–18 tháng tuổi, nên tiến hành cho con xét nghiệm HBsAg và anti HBs để chắc chắn rằng bé không bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ. Ngoài 2 mũi kể trên thì trẻ em còn được khuyến cáo tiêm 4 mũi dưới đây:
• Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên (sau mũi sơ sinh và huyết thanh).
• Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 khoảng 1 tháng.
• Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 khoảng 1 tháng.
• Mũi 4: Sau 1 năm thì tiến hành tiêm mũi 4 để phòng ngừa bệnh viêm gan B an toàn nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin về virus HBV và bệnh viêm gan B. iPREG hi vọng bạn đọc đã có cái nhìn khách quan nhất về viêm gan B cũng như những hệ lụy mà căn bệnh này gây ra. Qua đó, có hướng phòng tránh và điều trị hiệu quả.



ipreg

Tổng số bài gửi : 135
Join date : 27/01/2021

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết