TORCH và tầm quan trọng của việc làm xét nghiệm tiền thai kỳ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
TORCH và tầm quan trọng của việc làm xét nghiệm tiền thai kỳ
Trong thời gian mang thai, nhất là 3 tháng đầu, người mẹ cần làm kiểm tra xét nghiệm Torch – xét nghiệm kiểm tra nhiễm trùng. Vậy xét nghiệm Torch là gì? Hãy cùng iPREG theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin về tầm quan trọng của xét nghiệm Torch trước khi mang thai.
Xem thêm: Độ mờ da gáy: Cách đo, chỉ số bao nhiêu là bình thường?
TORCH là gì?

TORCH là tên viết tắt của một nhóm bệnh nhiễm trùng có thể lây từ mẹ sang bé
• T: Toxoplasma gondii
• R Rubella
• C: Cytomegalovirus ( CMV)
• H: Herpes ( HSV)
• O: Other ( các bệnh khác) bao gồm: giang mai, viêm gan B, thủy đậu, HIV,… đều là các bệnh nhiễm trùng gây nên do virus, vi khuẩn
Trong thời gian mang thai, nhất là 3 tháng đầu thai kỳ, nếu không phát hiện kịp thời những bệnh này sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho mẹ và bé. Có thể kể đến như tai biến sản khoa và tổn thương, dị tật nghiêm trọng đến thai nhi.
Các bệnh nhiễm trùng TORCH
Toxoplasmosis
Đây là bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng toxoplasma gây ra được tìm thấy trong phân mèo, đất và thịt sống. Nếu trong thời gian mang thai, mẹ bị nhiễm toxoplasma có thể khiến thai nhi trong bụng cũng bị nhiễm khuẩn. Bé có nguy cơ cao bị ảnh hưởng tới thị lực, thính giác, thiểu năng trí tuệ khi chào đời.
Cytomegalo virus
Là một loại virus cự bào có tên viết tắt là CMV. Cytomegalo virus thuộc họ với virus Herpes nhưng ít được nhắc đến nên có nhiều mẹ không hề biết về virus này. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi bị nhiễm virus CMV từ mẹ, thai nhi có thể bị mất thính giác và suy giảm thị lực, hệ miễn dịch kém,…
Rubella
Khi mẹ bị nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây những dị tật nguy hiểm cho trẻ. Tùy theo thời gian nhiễm bệnh, tỷ lệ trẻ mắc rubella bẩm sinh luôn thay đổi:
• Khi mang thai dưới 12 tuần (tỷ lệ mắc sẽ là 80%)
• 13-14 tuần tuổi ( tỷ lệ mắc là 54%)
• 13-16 tuần tuổi( tỷ lệ mắc là 35%)
• Khi thai 16 tuần tuổi, tỷ lệ này giảm xuống còn 10%
• Sau 20 tuần thì không đáng kể những vẫn cần lưu ý.
Hiện nay, đã có vắc xin phòng bệnh rubella. Vậy nên, trong độ tuổi sinh đẻ, cần tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi mang thai để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh cho mẹ và bé.
Herpes (HSV)
Hai loại virus chủ yếu gây bệnh trên người là HSV1 và HSV2. Bệnh Herpes chủ yếu lây truyền qua dịch tiết từ các vết loét, nước bọt và dịch đường sinh dục từ người bị nhiễm. Nhiễm virus HSV từ mẹ sang con để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng như: viêm giác mạc, viêm da, viêm não, viêm phổi. Với những trường hợp nặng sẽ gây tử vong cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.
Các bệnh truyền nhiễm khác
Giang mai
Khi mẹ bị nhiễm bệnh giang mai, trẻ sinh ra có thể bị bệnh giang mai bẩm sinh và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe. Để phát hiện bệnh giang mai, cần thực hiện xét nghiệm hai lần trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ để có kết quả chuẩn xác nhất.
Viêm gan B (HBV)
Hiện nay, đã có vắc xin viêm gan B. Mẹ bầu cần tiêm chủng ngừa viêm gan B trước khi có thai. Nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B khi mang thai, 90% trẻ sơ sinh sẽ bị viêm gan mãn tính.
Thủy đậu
Khi bị nhiễm thủy đậu từ mẹ, các biến chứng: viêm não, nhiễm khuẩn huyết gây ảnh hưởng trầm trọng tới thai nhi và có thể gây tử vong. Trong 3 tháng đầu, nếu bị nhiễm thủy đậu, thai nhi có thể bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh, sẹo ở da đầu, tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc. Nếu mẹ bị nhiễm trong 2 ngày trước khi sinh và 5 ngày sau khi sinh, tỷ lệ tử vong của trẻ có thể lên tới 25-30%.
HIV/ AIDS
Nhiễm HIV từ mẹ gây nguy cơ sinh non, trẻ bị nhẹ cân và nguy cơ tử vong trong vòng 5 năm đầu đời do nhiễm khuẩn bởi hệ miễn dịch kém rất cao.
Coxsackie virus
Virus này có thể lây truyền qua nhau thai của mẹ, gây dị tật bẩm sinh cho bé (dị dạng đường tiết niệu, tiêu hóa, tim mạch). Nguy hiểm hơn, khi bị nhiễm bệnh vào tháng cuối thai kỳ, nguy cơ sảy thai và tử vong do viêm cơ tim và viêm màng não ở trẻ là rất cao.
Lời khuyên cho mẹ

Theo dõi sức khỏe định kỳ
Các bệnh nhiễm trùng TORCH thường ít có biểu hiện cụ thể. Nhiều trường hợp trước và trong khi mang bầu nhiễm bệnh hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện hay triệu chứng nhiễm bệnh hoặc rất ít. Các biểu hiện này thường nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh cảm cúm, phát ban thông thường nên hay bị bỏ qua mà không lường trước được những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai nhi và mẹ
Vì vậy, trước khi mang thai, đối với những bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin phòng tránh, người mẹ cần tiêm vắc xin phòng bệnh và hỏi ý kiến của các chuyên gia về thời điểm mang thai thích hợp sau khi sử dụng vắc xin.Các bác sĩ khuyên rằng, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần tới bệnh viện và các trung tâm sản khoa để làm các xét nghiệm TORCH trước khi mang thai.
Làm xét nghiệm TORCH ngay khi có thể
Với các mẹ bầu chưa làm xét nghiệm Torch, việc làm xét nghiệm phải diễn ra trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro, hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt, đối với bệnh rubella, cần xét nghiệm và kiểm tra tiêm phòng trước khi mang thai để đảm bảo sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.
Xét nghiệm TORCH trước khi mang thai vô cùng quan trọng và cần thiết. Trên đây là những thông tin về xét nghiệm TORCH và tầm quan trọng của việc xét nghiệm TORCH trước khi mang thai. Mong rằng qua bài viết trên, bạn sẽ có thêm kiến thức về chăm sóc sức khỏe cũng như các xét nghiệm quan trọng để giúp thời kỳ mang thai trở nên dễ dàng hơn.
Xem thêm: Độ mờ da gáy: Cách đo, chỉ số bao nhiêu là bình thường?
TORCH là gì?

TORCH là tên viết tắt của một nhóm bệnh nhiễm trùng có thể lây từ mẹ sang bé
• T: Toxoplasma gondii
• R Rubella
• C: Cytomegalovirus ( CMV)
• H: Herpes ( HSV)
• O: Other ( các bệnh khác) bao gồm: giang mai, viêm gan B, thủy đậu, HIV,… đều là các bệnh nhiễm trùng gây nên do virus, vi khuẩn
Trong thời gian mang thai, nhất là 3 tháng đầu thai kỳ, nếu không phát hiện kịp thời những bệnh này sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho mẹ và bé. Có thể kể đến như tai biến sản khoa và tổn thương, dị tật nghiêm trọng đến thai nhi.
Các bệnh nhiễm trùng TORCH
Toxoplasmosis
Đây là bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng toxoplasma gây ra được tìm thấy trong phân mèo, đất và thịt sống. Nếu trong thời gian mang thai, mẹ bị nhiễm toxoplasma có thể khiến thai nhi trong bụng cũng bị nhiễm khuẩn. Bé có nguy cơ cao bị ảnh hưởng tới thị lực, thính giác, thiểu năng trí tuệ khi chào đời.
Cytomegalo virus
Là một loại virus cự bào có tên viết tắt là CMV. Cytomegalo virus thuộc họ với virus Herpes nhưng ít được nhắc đến nên có nhiều mẹ không hề biết về virus này. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi bị nhiễm virus CMV từ mẹ, thai nhi có thể bị mất thính giác và suy giảm thị lực, hệ miễn dịch kém,…
Rubella
Khi mẹ bị nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây những dị tật nguy hiểm cho trẻ. Tùy theo thời gian nhiễm bệnh, tỷ lệ trẻ mắc rubella bẩm sinh luôn thay đổi:
• Khi mang thai dưới 12 tuần (tỷ lệ mắc sẽ là 80%)
• 13-14 tuần tuổi ( tỷ lệ mắc là 54%)
• 13-16 tuần tuổi( tỷ lệ mắc là 35%)
• Khi thai 16 tuần tuổi, tỷ lệ này giảm xuống còn 10%
• Sau 20 tuần thì không đáng kể những vẫn cần lưu ý.
Hiện nay, đã có vắc xin phòng bệnh rubella. Vậy nên, trong độ tuổi sinh đẻ, cần tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi mang thai để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh cho mẹ và bé.
Herpes (HSV)
Hai loại virus chủ yếu gây bệnh trên người là HSV1 và HSV2. Bệnh Herpes chủ yếu lây truyền qua dịch tiết từ các vết loét, nước bọt và dịch đường sinh dục từ người bị nhiễm. Nhiễm virus HSV từ mẹ sang con để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng như: viêm giác mạc, viêm da, viêm não, viêm phổi. Với những trường hợp nặng sẽ gây tử vong cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.
Các bệnh truyền nhiễm khác
Giang mai
Khi mẹ bị nhiễm bệnh giang mai, trẻ sinh ra có thể bị bệnh giang mai bẩm sinh và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe. Để phát hiện bệnh giang mai, cần thực hiện xét nghiệm hai lần trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ để có kết quả chuẩn xác nhất.
Viêm gan B (HBV)
Hiện nay, đã có vắc xin viêm gan B. Mẹ bầu cần tiêm chủng ngừa viêm gan B trước khi có thai. Nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B khi mang thai, 90% trẻ sơ sinh sẽ bị viêm gan mãn tính.
Thủy đậu
Khi bị nhiễm thủy đậu từ mẹ, các biến chứng: viêm não, nhiễm khuẩn huyết gây ảnh hưởng trầm trọng tới thai nhi và có thể gây tử vong. Trong 3 tháng đầu, nếu bị nhiễm thủy đậu, thai nhi có thể bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh, sẹo ở da đầu, tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc. Nếu mẹ bị nhiễm trong 2 ngày trước khi sinh và 5 ngày sau khi sinh, tỷ lệ tử vong của trẻ có thể lên tới 25-30%.
HIV/ AIDS
Nhiễm HIV từ mẹ gây nguy cơ sinh non, trẻ bị nhẹ cân và nguy cơ tử vong trong vòng 5 năm đầu đời do nhiễm khuẩn bởi hệ miễn dịch kém rất cao.
Coxsackie virus
Virus này có thể lây truyền qua nhau thai của mẹ, gây dị tật bẩm sinh cho bé (dị dạng đường tiết niệu, tiêu hóa, tim mạch). Nguy hiểm hơn, khi bị nhiễm bệnh vào tháng cuối thai kỳ, nguy cơ sảy thai và tử vong do viêm cơ tim và viêm màng não ở trẻ là rất cao.
Lời khuyên cho mẹ

Theo dõi sức khỏe định kỳ
Các bệnh nhiễm trùng TORCH thường ít có biểu hiện cụ thể. Nhiều trường hợp trước và trong khi mang bầu nhiễm bệnh hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện hay triệu chứng nhiễm bệnh hoặc rất ít. Các biểu hiện này thường nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh cảm cúm, phát ban thông thường nên hay bị bỏ qua mà không lường trước được những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai nhi và mẹ
Vì vậy, trước khi mang thai, đối với những bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin phòng tránh, người mẹ cần tiêm vắc xin phòng bệnh và hỏi ý kiến của các chuyên gia về thời điểm mang thai thích hợp sau khi sử dụng vắc xin.Các bác sĩ khuyên rằng, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần tới bệnh viện và các trung tâm sản khoa để làm các xét nghiệm TORCH trước khi mang thai.
Làm xét nghiệm TORCH ngay khi có thể
Với các mẹ bầu chưa làm xét nghiệm Torch, việc làm xét nghiệm phải diễn ra trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro, hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt, đối với bệnh rubella, cần xét nghiệm và kiểm tra tiêm phòng trước khi mang thai để đảm bảo sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.
Xét nghiệm TORCH trước khi mang thai vô cùng quan trọng và cần thiết. Trên đây là những thông tin về xét nghiệm TORCH và tầm quan trọng của việc xét nghiệm TORCH trước khi mang thai. Mong rằng qua bài viết trên, bạn sẽ có thêm kiến thức về chăm sóc sức khỏe cũng như các xét nghiệm quan trọng để giúp thời kỳ mang thai trở nên dễ dàng hơn.
ipreg- Tổng số bài gửi : 135
Join date : 27/01/2021

» Tầm quan trọng của việc cải thiện tâm lý trước khi mang thai
» Tầm quan trọng và việc bổ sung axit Folic trước khi mang thai
» Những việc quan trọng nhất mẹ cần chuẩn bị trước khi mang thai
» Thay đổi gì trong cuộc sống và công việc trước khi mang thai?
» 4 NGUYÊN TẮC TRONG VIỆC VỆ SINH CÔNG NGHIỆP MÀ BẠN CẦN QUAN TÂM
» Tầm quan trọng và việc bổ sung axit Folic trước khi mang thai
» Những việc quan trọng nhất mẹ cần chuẩn bị trước khi mang thai
» Thay đổi gì trong cuộc sống và công việc trước khi mang thai?
» 4 NGUYÊN TẮC TRONG VIỆC VỆ SINH CÔNG NGHIỆP MÀ BẠN CẦN QUAN TÂM
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|