Diễn đàn tổng hợp công nghệ sức khỏe tài chính phụ nữ làm đẹp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thu tuc chuyen bao hiem y te len tuyen tren

Go down

Thu tuc chuyen bao hiem y te len tuyen tren Empty Thu tuc chuyen bao hiem y te len tuyen tren

Bài gửi by niemtinbaohiem Wed Jan 27, 2021 7:48 am

Bảo hiểm y tế là một loại hình Bảo hiểm phổ biến về lĩnh vực sức khỏe. Thông thường, để được hưởng quyền lợi từ BHYT, người dân cần khám chữa bệnh đúng tuyến đã đăng ký từ trước. Các trường hợp trái tuyến cần phải đảm bảo những thủ tục chuyển bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Cùng Niềm Tin Bảo Hiểm tìm hiểm chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Quy định về giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám
Dựa vào Điều 12 Thông tư 40/2015/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám, người bệnh cần phải tuân thủ những quy định như sau.

Bệnh nhân khi được chuyển đến bệnh viện, cơ sở khám chữa khác cần phải có giấy chuyển tuyến tại bệnh viện hay cơ sở khám chữa bệnh tuyến hiện tại cấp.
Giấy chuyển tuyến được cấp bởi người có thẩm quyền phải được sử dụng trong vòng 10 ngày kể từ ngày cấp.
Đối với những trường hợp bệnh mạn tính thì hiệu lực được kéo dài đến ngày 31/12 trong năm đó. Trường hợp đến hết hiệu lực mà bệnh vẫn không khỏi thì giấy chuyển tuyến được gia hạn đến khi hết đợt điều trị.
Giấy hẹn khám khi được cấp, chỉ được sử dụng 1 lần vào thời gian được ghi cụ thể trong giấy.
Riêng đối với trường hợp cấp cứu, bệnh nhân có quyền được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở nào.

Các trường hợp chuyển tuyến bảo hiểm y tế
Có nhiều trường hợp bệnh nhân cần được chuyển tuyến lên những tuyến khác để đảm bảo yêu cầu chuyên môn, cơ sở vật chất trang thiết bị cần thiết để khám chữa bệnh. Theo quy định của pháp luật tại tại Điều 4 Thông tư số 14/2014/TT-BYT, Thông tư 43/2013/TT-BYT, các trường hợp được chuyển tuyến như sau.


Điều kiện để được chuyển bhyt lên tuyến trên
Theo Điều 5 Thông tư 14 quy định nội dung cụ thể các trường hợp chuyển bảo hiểm y tế lên tuyến trên như sau.

Chuyển bệnh nhân từ tuyến dưới lên tuyến trên của các cơ sở khám chữa bệnh
Bệnh nhân mắc những bệnh không phù hợp với khả năng chẩn đoán và điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh.
Nếu bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên liền kề không đủ năng lực chẩn đoán, điều trị thì bệnh nhân sẽ được chuyển lên tuyến cao hơn.
Trước khi được chuyển bảo hiểm y tế, người bệnh cần phải có sự chỉ định chuyển tuyến phù hợp.
Chuyển bệnh nhân từ tuyến trên xuống tuyến dưới
Bệnh nhân chuyển từ tuyến trên xuống tuyến dưới thuộc những trường hợp đã được chẩn đoán bệnh, thông qua giai đoạn cấp cứu, đã được xác định, đảm bảo sự thuyên giảm của bệnh. Những trường hợp trên có thể được chuyển xuống tuyến dưới để tiếp tục điều trị.

Chuyển bệnh nhân giữa các bệnh viện, cơ sở y tế cùng tuyến
Bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh đúng tuyến không đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật hoặc bệnh không phù hợp với năng lực khám và chữa trị do những điều kiện khách quan.
Các bệnh phù hợp với cơ sở điều trị ở tuyến trên nhưng cần phải được thông qua bởi cơ quan có thẩm quyền.
Chuyển bệnh nhân giữa các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh cùng khu vực giáp ranh
Việc chuyển tuyến giữa các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh cùng địa bàn, hoặc khu vực giáp ranh để giúp bệnh nhân thuận lợi hơn trong việc điều trị và người nhà bệnh nhân dễ dàng chăm sóc.

Ngoài những trường hợp kể trên thì tất cả hình thức khám chữa bệnh tại các cơ sở, bệnh viện trái tuyến điều không đáp ứng những điều kiện hưởng quyền lợi chính xác từ BHYT.

Thủ tục chuyển bảo hiểm y tế lên tuyến trên
Để được chuyển tuyến thì bệnh nhân cần phải thực hiện các thủ tục sau đây.

Bệnh viện, cơ sở khám điều trị giải thích lý do và thông báo chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân.
Phải có sự chỉ định của người có thẩm quyền:
Đối với cơ sở khám chữa bệnh thuộc Nhà nước: do người đứng đầu hoặc do người này ủy quyền chỉ định chuyển tuyến.
Đối với cơ sở khám chữa bệnh thuộc tư nhân: do bác sĩ, người có chuyên môn chịu trách nhiệm về bệnh nhân hoặc người này ủy quyền chỉ định chuyển tuyến.
Trường hợp cấp cứu, người chịu trách nhiệm ca trực ký giấy chuyển tuyến.
Đối với trường hợp cấp cứu, tuyến dưới cần phải liên hệ với tuyến trên về tình hình, kiểm tra lần cuối tình trạng bệnh của bệnh nhân, đảm bảo xe và trang thiết bị cấp cứu trên đường di chuyển.
Giao giấy chuyển tuyến cho người nhà bệnh nhân hoặc người đại diện hợp pháp để nộp cho cơ quan tuyến trên.
Trên đây là một số thông tin cần thiết mà bạn có thể tham khảo. Mong rằng bài viết trên của Niềm Tin Bảo Hiểm có thể giải đáp câu hỏi về các thủ tục chuyển bảo hiểm y tế và những thông tin hữu ích khác.

Nguồn bài viết: https://niemtinbaohiem.com/chuyen-bao-hiem-y-te/

niemtinbaohiem

Tổng số bài gửi : 138
Join date : 16/11/2019
Age : 33

https://niemtinbaohiem.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết