Diễn đàn tổng hợp công nghệ sức khỏe tài chính phụ nữ làm đẹp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chữa tắc tia sữa bằng thuốc tây và lời khuyên cho mẹ

Go down

Chữa tắc tia sữa bằng thuốc tây và lời khuyên cho mẹ Empty Chữa tắc tia sữa bằng thuốc tây và lời khuyên cho mẹ

Bài gửi by thongtactiasua Fri Sep 18, 2020 3:05 pm

“Có bệnh vái tứ phương”, khi bị tắc tia sữa thì nhiều mẹ cố gắng tìm mọi cách để nhanh chóng có thể thoát khỏi tình trạng này. Vì thế, sử dụng thuốc tây chữa tắc tia sữa cũng là phương pháp được rất nhiều mẹ quan tâm. Vậy khi nào cần sử dụng thuốc tây chữa tắc tia sữa? Những loại thuốc tây nào dùng để chữa tắc tia sữa? Lưu ý khi sử dụng là gì? Tất cả sẽ được bật mí ngay trong bài viết này. Chữa tắc tia sữa bằng thuốc Tây mặc dù cho cho hiệu quả nhanh chóng nhưng lại không được sử dụng phổ biến do thuốc có thể qua sữa mẹ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Vì vậy trước khi quyết định uống bất kỳ loại thuốc nào, người mẹ cần cân nhắc và tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ.


II. Các loại thuốc tây chữa tắc tia sữa an toàn
Khi bị tắc tia sữa, thì thuốc tây được dùng nhiều nhất đó là thuốc giảm đau và hạ sốt. Còn những loại thuốc kháng sinh thì chỉ dùng khi tình trạng tắc sữa đã nặng, làm cho mẹ bị viêm vú, có mủ… Tuy nhiên, dù là trường hợp nào đi chăng nữa thì cũng cần chỉ định của bác sĩ.

Dưới đây là các loại thuốc Tây phổ biến nhất thường được bác sĩ chỉ định khi trị tắc sữa.

1. Thuốc điều trị triệu chứng
1.1 Paracetamol
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy paracetamol là thuốc điều trị triệu chứng khá an toàn. Ngay cả với phụ nữ đang cho con bú. Tác dụng của thuốc là giảm đau và hạ sốt cực hiệu quả.

Mặc dù an toàn nhưng vẫn sẽ có một lượng nhỏ của thuốc đi trực tiếp vào sữa khi trẻ bú mẹ. Nên các mẹ vẫn cần thận trọng khi sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra chính là khiến trẻ sơ sinh bị phát ban. Sau 2 ngày sử dụng thuốc thì có thể gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên khi mẹ ngừng thuốc thì tác dụng phụ cũng sẽ giảm dần.

1.2 Ibuprofen
Ibuprofen cũng là một trong những loại thuốc khá an toàn, sử dụng để chữa tắc sữa ở mẹ. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần phải tuân theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên nếu mẹ bị muốn chữa tắc tia sữa ngay trong thời kỳ mang thai thì tuyệt đối không được sử dụng Ibuprofen. Bởi thuốc có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Và khiến trẻ mắc phải bệnh hen suyễn sau khi chào đời.

2. Thuốc điều trị nhiễm khuẩn
2.1 Flucloxacillin hoặc Dicloxacillin
Đây là hai loại thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị tắc tia sữa đối với các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú. Mặc dù cả hai loại thuốc đều có thể nhiễm một lượng ít vào sữa mẹ. Nhưng vì nồng độ quá thấp nên sẽ không thể gây ra bất cứ triệu chứng phụ nào cả. Thuốc được sử dụng với liều lượng khoảng 500mg trong mỗi lần uống. Và có thể dùng liên tục trong 5 ngày để chữa tắc tia sữa hiệu quả.

2.2 Vancomycin
Đối với những trường hợp bị viêm tuyến vú nhưng lại bị dị ứng với flucloxacillin, dicloxacillin thì bác sĩ sẽ chỉ định vancomycin để thay thế. Với loại thuốc này thì cũng sẽ vẫn có một lượng nhỏ bị ngấm vào sữa mẹ. Tuy nhiên thuốc này hấp thu khá kém nên hầu như không ảnh hưởng gì sức khỏe của trẻ. Thuốc vẫn gây ra tác dụng phụ nhưng cực kỳ hiếm gặp. Đó là gây mẫn cảm trên da đối với mẹ và bé.

2.3 Trimethoprim kết hợp cùng sulfamethoxazole
Trimethoprim kết hợp cùng sulfamethoxazole cũng được các bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh viêm tuyến vú ở phụ nữ đang cho con bú. Thuốc cũng sẽ có một lượng nhỏ được bài tiết vào sữa mẹ. Nhưng hầu như không gây hại đối với cơ thể của cả mẹ và bé, cực an toàn.
Xem bài viết đầy đủ tại http://dieutritacsua.com/chua-tac-tia-sua-bang-thuoc-tay/
3. Thuốc kiểm soát hormone tham gia quá trình tiết sữa của mẹ
Các mẹ có lượng sữa tiết ra quá nhiều mà không biết hút vắt sữa đúng cách. Làm cho sữa vón cục và tắc lại trong ống dẫn sữa cũng là nguyên nhân gây tắc tia sữa. Chính vì lý do đó mà trong một số trường hợp bác sĩ sẽ cho mẹ dùng thêm các loại thuốc kiểm soát hormone. Nó sẽ có tác dụng tham gia vào hoạt động tiết sữa của mẹ.

Hai loại thuốc được bác sĩ chỉ định trong trường hợp này là bromocriptine 2.5mg và estrogen 2mg. Tác dụng chính của hai loại thuốc này là gây tác động đến quá trình tiết sữa của các ống dẫn sữa. Từ đó làm giảm lượng sữa được tiết ra tại bầu ngực của người mẹ. Đối với các mẹ đang gặp phải tình trạng tắc tia sữa thì việc sử dụng thuốc sẽ làm hạn chế lượng sữa tiết ra trong một khoảng thời gian. Hỗ trợ việc điều trị chứng tắc tia sữa một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Chữa tắc tia sữa bằng thuốc Tây khi đã bị áp xe vú
Khi bị tắc sữa từ một tuần trở lên mà không được điều trị, các mô bị hoại tử sẽ hình thành túi mủ trong bầu ngực, đó chính là áp xe vú. Áp xe vú thường chỉ xảy ra ở một bên chứ ít khi gặp ở cả hai bên bầu ngực.

Khi đã bị áp xe, người mẹ phải dùng kháng sinh để chống viêm nhiễm và có thể phải chích áp xe cho mủ trong bầu ngực thoát ra ngoài.

Trong trường hợp này, để chữa tắc tia sữa bằng thuốc Tây, bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ dùng một số loại thuốc như Rovamycine 500mg, Paracetamol, Parlodel 2,5mg, Estradiol 2mg.

– Thuốc Rovamyxin 500mg: Có chứa có chứa spiramycin, là kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Spiramycin có qua sữa mẹ nên cần thận trong hết sức khi dùng loại thuốc Tây này để chữa tắc tia sữa.

– Thuốc Paracetamol: Để giảm đau, hạ sốt trong thời gian bị áp xe vú (đã trình bày chi tiết ở phần trên).

chữa tắc tia sữa bằng thuốc Tây
Paracetamol giúp hạ sốt, giảm đau khi bị tắc sữa
– Thuốc Parlodel 2,5mg: là kháng sinh chứa Bromocriptin có tác dụng ức chế prolactin, làm giảm lượng sữa tiết ra trong thời gian bị tắc sữa để trì hoãn sự nặng thêm của tắc sữa. Parlodel cũng có thể được dùng để tiêu sữa khi người mẹ cai sữa cho con.

Một số phản ứng phụ không mong muốn khi dùng Parlodel mà người mẹ cần cân nhắc là buồn nôn, táo bón, chóng mặt, giảm huyết áp, song chỉ có khoảng 3% người bệnh phải dừng thuốc vì những tác dụng phụ này.

– Thuốc Estradiol 2mg: Là thuốc nội tiết tố nữ dùng để bổ sung estrogen cho cơ thể. Estrogen tăng cao sẽ làm giảm sự tiết sữa, từ đó làm giảm áp lực lên bầu ngực đang cương tức của người mẹ.

Trong thời gian chữa tắc tia sữa bằng thuốc Tây, người mẹ có thể phải ngừng cho con bú theo chỉ định của bác sĩ. Vì vậy trong những ngày bình thường, nếu con bú không hết, mẹ nên vắt hút và trữ sữa trong tủ lạnh đều đặn.


thongtactiasua
thongtactiasua

Tổng số bài gửi : 2
Join date : 05/09/2020
Age : 33
Đến từ : Imperia Sky Garden 423 Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng, TP Hà Nội

https://dieutritacsua.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết